Những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm cần biết

Trong bất cứ các công trình xây dựng cao tầng nào như khách sạn, quán karaoke, nhà hàng, tòa nhà văn phòng, chung cư, cao ốc… đều bắt buộc phải có cầu thang thoát hiểm. Đặc biệt, tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm cần phải thiết kế theo đúng quy định nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân sinh sống hay làm việc, giải trí trong các tòa nhà cao tầng khi có nguy hiểm xảy ra.

Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Nếu bạn đang tìm hiểu về chủ đề thang thoát hiểm thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé. Hãy dành 3 – 5 phút để đọc, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho mình về tiêu chuẩn của thang thoát hiểm. Mời bạn đọc tham khảo!

THẾ NÀO LÀ THANG THOÁT HIỂM?

Thang thoát hiểm hay còn biết đến là lối thoát hiểm là hệ thống thoát nạn giúp người ở trong tòa nhà, chung cư dễ dàng thoát ra nhanh nhất khi công trình gặp nguy hiểm như tai nạn, động đất, cháy nổ… Theo quy định của nhà nước, trong một công trình cao tầng không được ít hơn hai lối thoát hiểm và phải được thiết kế trên cùng một mặt bằng.

Thang thoát hiểm được thiết kế để thay thế vai trò của thang bộ hay thang máy trong trường hợp bị hư hỏng. Thông thường, thang thoát hiểm được thiết kế ở bên ngoài của công trình để thuận tiện cho việc đi lại và lưu thông không khí. Bởi trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, lượng khí CO và CO2 trong tòa nhất rất cao gây nguy hiểm cho người bên trong nên thang thoát hiểm nên được bố trí ở bên ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi công trình mà thang thoát hiểm được bố trí phù hợp với kết cấu của tòa nhà.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THANG THOÁT HIỂM TRONG CÔNG TRÌNH CAO TẦNG

Mục đích của thang thoát hiểm là tạo một lối thoát khác khẩn cấp, nhanh nhất khi tòa nhà xảy ra những sự cố cháy nổ, hỏa hoạn, động đất, khủng bố… giúp bảo vệ tính mạng của con người trong tòa nhà, cao tầng.

Bên cạnh yếu tố về an toàn, thang thoát hiểm còn đóng vai trò nâng cao tính thẩm mỹ, đem lại sự hài hòa, cân đối cho công trình. Đặc biệt, cầu thang là phương tiện để di chuyển khi thang máy bị hư hỏng, sửa chữa và còn là cách để chúng ta rèn luyện sức khỏe.

Hơn hết thang thoát hiểm có khả năng tạo hình đa dạng, không chiếm nhiều diện tích xây dựng, có thể tận dụng được nhiều khoảng không gian trống. Hiện này, hầu hết các hạng mục thang thoát hiểm được làm từ khung thép chắc chắn. Đây là nguyên vật liệu có chi phí thấp, bền chắc.

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THANG THOÁT HIỂM

Tiếp theo, mời bạn đọc tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm. Dưới đây là thông tin tổng hợp mới và đầy đủ nhất về thang thoát hiểm:

Tiêu chuẩn về kích thước thang thoát hiểm

Theo tiêu chuẩn về thang thoát hiểm thì khoảng cách giữa thang đến căn phòng xa nhất, không tính phòng tắm, khu vực vệ sinh phải:

  • 50m với phòng giữa hành lang và hai lối thoát ra ngoài
  • 25m với phòng chỉ có một thang máy hay lối ra phụ trợ
  • 40m với hai thang máy hay với lối thoát ra ngoài
  • 25m với phòng chỉ có một lối thoát ra ngoài với nhà công cộng, căn hộ hay nhà tập thể dục
  • Với chiều rộng cửa thang thoát hiểm được quy định như sau: 0,8m với cửa đi, 1m với lối đi của cửa, 1,4m với hành lang, 1,05m với vế thang
  • Không thấp hơn 2m với chiều cao của cửa và lối thoát hiểm; không được thấp hơn 1,9m với tầng hầm, tầng chân không; không thấp hơn 1,5m với tầng mái
  • Chiều rộng thang thoát hiểm chữa cháy ít nhất là 0,7m, góc nghiêng lớn nhất với mặt nằm ngang nhỏ hơn 500, tay vịn của thang cao 0,8m
  • Bậc thang thoát hiểm phải lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 bậc, không sử dụng thang thoát hiểm xoắn ốc hay hình dẻ quạt, và góc nghiêng lớn nhất của thang thoát hiểm là 1:1,75.

Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm

Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm 1

  • Phải đảm bảo có 2 lối thoát hiểm trong các tòa nhà cao tầng văn phòng, chung cư, quán karaoke. Lối thoát hiểm phải ở một phía.
  • Nếu đi từ phòng tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay các sảnh, hành lang bên ngoài
  • Tại các tầng bất kỳ đều phải có hành lang lối ra từ các phòng
  • Kết cấu chịu lực và bao phủ phải có khả năng chịu lửa lớn hơn 60 phút. Bởi khi xảy ra sự cố, hỏa hoạn cháy nổ hay động đất thù số lượng lớn người sẽ di chuyển ở cầu thang thoát hiểm nên cần phải có kết cấu vững chắc.
  • Cánh cửa thang thoát hiểm cần có cần tự động đóng, mở và làm bằng vật liệu chống cháy nổ, có khả năng chịu lửa lớn hơn 45 phút. Vì cửa có vai trò ngăn cách hỏa hoạn khi di chuyển trên cầu thang.
  • Hệ thống thoát hiểm cần có hệ thống thông gió điều áp và không để tụ khói ở cầu thang thoát hiểm
  • Khi gặp sự cố phải có hệ thống chiếu ở cầu thang
  • Hệ thống thang thông thoáng

Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm được chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích. Cảm ơn độc giả đã quan tâm!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN