Tìm hiểu chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam trong bối đại dịch Covid 19

Công tác điều hành nền kinh tế nhằm chống đỡ đại dịch Covid 19 đang được thực hiện khá tốt tại nước ta. Vậy chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam là gì? Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và áp dụng các biện pháp nào để ổn định kinh tế trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam

chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam

Năm 2020 đánh dấu một năm ảm đạm và tang thương của nền kinh tế thế giới bởi sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid 19. Tại nước ta, hai đợt bùng phát dịch bệnh lớn nhất đã tác động không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống, làm đình trệ nhiều hoạt động. Dẫn đến hàng triệu lao động mất việc, các doanh nghiệp lao đao vì khó khăn chồng chất.

Trước diễn biến phức tạp trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp chống lại dịch bệnh và ổn định kinh tế tăng trưởng dương. Cụ thể dưới nền tảng chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam lạm phát đã được kiểm soát ở mức cân đối. Con số tăng trưởng nền kinh tế đạt 2,91% nằm trong nhóm những nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực.

Đến đầu năm 2021, sản xuất trong nước vẫn đạt được những diễn biến tích cực. Trong đó các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất nhập khẩu có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Để có được những thành tích nổi bật như trên, sự điều hành nhanh chóng, quyết liệt và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước là vô cùng quan trọng. Cụ thể những giải pháp đồng bộ đã được thiết lập như sau:

Tận dụng và kết hợp linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ 

Đây là một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên cần thực hiện trong bối cảnh thị trường đang phải đối phó với những bất lợi của đại dịch Covid 19. Ngoài ra việc phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô cũng đem lại hiệu quả tích cực. Giúp điều tiết thanh khoản trong nước, kiểm soát tiền tệ và giảm chỉ số lạm phát.

Điều chỉnh giảm đồng loạt các mức lãi suất trên quy mô lớn

chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam 1

Việc cắt giảm lãi suất mang đến hiệu quả tích cực trong hỗ trợ kinh tế phát triển bền vững và lâu dài. Trong năm 2020 và hai tháng đầu năm 2021, mức lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm từ 1.5 đến 2%/năm lãi suất. Chính sách này có ảnh hưởng tích cực đến các tổ chức tín dụng, giúp đơn vị này có thể thanh khoản nhanh chóng. Đồng thời tiếp cận dễ dàng nguồn vốn vay của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. 

Quy định lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí

Nội dung này đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020. Theo đó cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn hoặc giảm lãi, phí. Đảm bảo hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 phát triển.

Dự báo triển vọng phát triển nền kinh tế trong năm 2021

Năm 2021 với sự xuất hiện của các loại vaccine phòng ngừa Covid 19 được dự báo sẽ giúp nền kinh tế ổn định và phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra đây cũng là thời điểm các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã dần thích ứng với dịch bệnh. Từ đó có khả năng đưa ra những giải pháp phòng chống dịch hiệu quả và vẫn phát triển kinh tế. 

chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam 2

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số rủi ro và bất trắc đối với nền kinh tế thế giới nói chung. Ví dụ như sự biến động không ngừng của thị trường dầu mỏ và các đồng tiền quốc tế; giá vàng tăng giảm thất thường; xu hướng bảo hộ cạnh tranh giữa các quốc gia cùng khu vực,…Những khó khăn về mặt kinh tế kéo theo những thách thức không nhỏ về an sinh xã hội, bất bình đẳng và tình trạng nghèo đói kéo dài ở nhiều quốc gia.

Có thể nói dịch bệnh Covid 19 chính là thử thách lớn nhất đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện nay. Tuy nhiên cũng là cơ hội mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải sáng tạo những giải pháp mới phù hợp với bối cảnh chung của thế giới. 

Riêng đối với Việt Nam, nền kinh tế trong năm 2021 đã được các tổ chức quốc tế dự báo là ổn định và tăng trưởng đều. Tuy còn nhiều khó khăn và thử thách lớn nhưng dưới sự điều hành và chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều bước chuyển mình đột phá mới. Ngoài ra dưới tác động mạnh mẽ, sâu sắc của ứng dụng khoa học công nghệ sẽ tạo cơ hội mới cho quá trình đồng bộ kinh tế.

Như vậy có thể nhận thấy những chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam đã mang lại thành quả đáng khen ngợi đối với nền kinh tế. Giúp Việt Nam đứng vững trước đại dịch, thiên tai và những khó khăn, thử thách trong bối cảnh đại dịch Covid 19.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN