Mẫu công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ 2021

Mẫu công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh là mẫu công văn yêu cầu của phía phòng đăng ký kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức làm thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng nhưng vì một số sai sót hay lý do nào đó phải thay đổi nội dung nên hủy hồ sơ đi và buộc phải chọn lại từ đầu. Một mẫu công văn thế nào để đủ điều kiện hợp lệ khi nộp lên phòng đăng ký kinh doanh có thể xem xét phê duyệt? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể thực hiện một mẫu công văn hợp lệ nhé!

công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh

Các trường hợp cần rút hồ sơ hoặc chuyển sang trạng thái “Bị từ chối”

Có 3 trường hợp các doanh nghiệp thường gặp phải buộc cần phải rút hồ sơ hoặc chuyển hồ sơ sang trạng thái “Bị từ chối” như sau:

Hồ sơ bị sai loại hình đăng ký

Một số doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi các loại thông tin như Tài khoản ngân hàng, Ngành nghề kinh doanh là loại đăng ký “Thông báo thay đổi” bị chọn sai và nộp sang hồ sơ loại “Thay đổi nội dung ĐKDN” hoặc các loại đăng ký khác.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ Giải thể trong khi doanh nghiệp chưa nộp Thông báo quyết định giải thể, …

Kê khai thông tin chưa đăng ký thay đổi

Doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi thông tin, tuy nhiên thông tin đó chưa được doanh nghiệp đăng ký thay đổi. 

Vd: Doanh nghiệp muốn thay đổi TK ngân hàng nhưng lại nhập sang Khối dữ liệu của “Ngành nghề kinh doanh” và lưu lại dữ liệu gây ra sai sót của hồ sơ doanh nghiệp => Không hợp lệ.

Do mong muốn của doanh nghiệp

Vì nhiều lý do nội bộ doanh nghiệp chưa được thống nhất nên có nhiều doanh nghiệp có nguyện vọng xin rút hồ sơ.

Khi xảy ra sai sót hay có nguyện vọng rút hồ sơ doanh nghiệp phải thực hiện đề nghị rút hồ sơ trên hồ sơ ĐKKD qua mạng đã nộp, không được trực tiếp đến nộp đơn xin rút tại phòng ĐKKD. 

Điều kiện để thực hiện thao tác nộp đơn xin rút hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin rút hồ sơ qua hệ thống điện tử khi:

  • Hồ sơ đang trong tình trạng “Chờ sửa đổi/bổ sung)
  • Hồ sơ đang trong tình trạng “Đã tiếp nhận” (Chưa có kết quả)

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo tại khoản 5 điều 32 Nghị định 1/2021/NĐ-CP đã luật hóa quy định rõ về việc dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Mẫu công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh

công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh 1

Một mẫu công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Địa điểm, thời gian
  • Tên công văn: ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v rút hồ sơ hiệu đính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã nộp qua mạng/ rút hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh đã nộp qua mạng)

  • Kính gửi: (Đơn vị có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh)
  • Tên cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp:
  • Số CMND nếu là cá nhân/ MST nếu là tổ chức doanh nghiệp:
  • Người đại diện pháp luật:
  • Địa chỉ trụ sở:
  • Nội dung đề nghị: 

(Gồm có: Ngày/tháng thực hiện thao tác; Nội dung thực hiện sai sót; Nội dung đề nghị)

Ví dụ: 

“Thưa quý phòng! 

Ngày/ tháng/ năm, Chúng tôi có nộp hồ sơ thay đổi ĐKKD cho..(Tên doanh nghiệp).. 

Trong khi nộp hồ sơ qua mạng do chúng tôi chưa nắm rõ quy trình nộp hồ sơ nên chúng tôi đã thực hiện sai quy trình nộp hồ sơ qua mạng và có nhận được thông báo hướng dẫn phải rút hồ sơ để thao tác lại.

Bằng văn bản này công ty chúng tôi kính đề nghị quý phòng từ chối hồ sơ đã nói trên của công ty chúng tôi để đơn vị có thể thực hiện được lại các thủ tục thay đổi trên hệ thống đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của phòng đăng ký kinh doanh đề ra. Chúng tôi xin cảm ơn!

  • Ký tên: (Người đại diện pháp luật của công ty ký tên, đóng dấu)

Thời gian thực hiện rút hồ sơ ĐKKD 

Tại khoản 5 điều 32 Nghị định 1/2021/NĐ-CP đã quy định rõ về thời gian thực hiện rút hồ sơ trong thời hạn 3 ngày bào gồm việc xem xét, thông báo dừng thực hiện thủ tục ĐKKD theo quy trình trên hệ thống tin quốc gia về ĐKKD của doanh nghiệp.

Như vậy, thời gian rút hồ sơ đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày hoặc có thể nhanh hơn tùy thuộc vào nhân viên thụ lý hồ sơ.

Hậu quả khi không hủy hồ sơ 

công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh 2

Trên hệ thống ĐKKD quốc gia chỉ tiếp nhận duy nhất 1 hồ sơ, bởi vậy nếu đang có hồ sơ cần phải thực hiện thì doanh nghiệp sẽ không nộp được hồ sơ khác và đi kèm với thông báo trên hệ thống rằng doanh nghiệp không thể thực hiện đăng ký qua mạng khi chưa thực hiện rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung đầy đủ của một mẫu công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh, hy vọng có thể giúp ích cho quý doanh nghiệp thực hiện quy trình rút hồ sơ đăng ký kinh doanh một cách hợp lệ và thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN