Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây đang nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Trong thời gian qua, bức tranh kinh tế của Việt Nam đang từng bước khởi sắc, tỷ lệ lạm phát liên tục đạt ở mức thấp nhất qua các năm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số thông tin về thực trạng, những ảnh hưởng và một số giải pháp dài hạn để khắc phục, kiềm chế lạm phát hiệu quả nhất.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây diễn ra như thế nào?

Trước đây đã từng có thời kỳ Việt Nam rơi vào mức lạm phát phi mã kéo dài khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, nhất là ở trong giai đoạn cuối thập niên 70 cho đến đầu thập niên 90. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát ở nước ta giảm xuống rõ rệt và liên tục, luôn duy trì ở mức thấp. Đặc biệt, khoảng 5 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn duy trì ở mức dưới 5%, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu về kiểm soát lạm phát, giữ tỷ lệ ở mức không vượt quá 4% của Chính phủ.

Những ảnh hưởng của lạm phát đến phát triển kinh tế của Việt Nam

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây 1

Tác động tích cực

  • Có ảnh hưởng, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Lạm phát thấp ở trong mức hợp lý sẽ làm cho tiền mặt giảm giá trị nhanh hơn so với đầu tư. Chính vì vậy đầu tư sẽ trở thành lĩnh vực hấp dẫn, nhận được sự lựa chọn nhiều hơn thay vì tích trữ tiền mặt. Đối với trong sản xuất, lạm phát ở mức thấp sẽ giúp cho các nhà sản xuất mua được nguồn nguyên liệu đầu vào và sức lao động với mức giá thành thấp hơn rất nhiều. Từ đó làm gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng thêm quy mô.
  • Tăng trưởng kinh tế và lạm phát sẽ có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau thông qua kích cầu. Ở đây lạm phát sẽ tạo ra tâm lý gia tăng, người dân sẽ tích cực tiêu dùng hoặc tích trữ dẫn đến tổng lượng cầu gia tăng. Ngoài ra lạm phát còn kéo theo sự phá giá của đồng tiền ở thị trường trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế và gia tăng xu hướng xuất khẩu hàng hóa.
  • Nhà nước có thể gia tăng tổng mức đầu tư ngân sách vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục và khoa học – kỹ thuật. Đồng thời việc tiến hành đầu tư xây dựng, mở rộng thêm trường học, viện nghiên cứu, các nhà máy, xí nghiệp,… sẽ góp phần nâng cao chất lượng của nguồn lao động, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.

Tác động tiêu cực

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây 2

  • Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát, mức giá tương đối của các mặt hàng sẽ thay đổi dẫn đến những quyết định của người tiêu dùng cũng sẽ biến đổi theo. Việc này làm cho thị trường mất đi khả năng phân bố các nguồn lực một cách hiệu quả.
  • Lạm phát làm suy giảm khả năng đầu tư trong khi đây chính là hoạt động nguồn, đầu vào của nền kinh tế nước ta. Đầu tư dài hạn sẽ suy giảm do sự thiếu chắc chắn và những biến động của lạm phát. Lúc này các nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc tính toán lãi suất thực thu từ hoạt động đầu tư, dẫn tới tâm lý e ngại trong việc đầu tư, nhất là đối với những hạng mục đầu tư dài hạn.
  • Thông qua những thay đổi ở trong chính sách tỷ giá, lạm phát có thể sẽ có tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Lạm phát thông thường sẽ kéo theo việc nâng tỷ giá làm tăng mức chi phí nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp có nợ vay nước ngoài.

Giải pháp dài hạn để khắc phục và kiềm chế lạm phát hiệu quả

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây 3

  • Đầu tiên cần phải đẩy mạnh quá trình sản xuất và mở rộng lưu thông hàng hóa, làm cho số lượng hàng hóa trong nước ngày càng tăng lên và đa dạng về chủng loại để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở trong nước. Ngoài ra, chính phủ nên tăng cường nhập khẩu thêm các loại hàng hóa để bổ sung cho lượng hàng hóa hiện tại vẫn còn đang thiếu hụt ở trong nước.
  • Trong thời kỳ lạm phát, giá trị của đồng tiền bị mất giá, thị trưởng có nhiều biến động và giá cả các mặt hàng sẽ cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp cần phải tìm ra được những biện pháp để giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ ở mức thấp nhất.
  • Chính phủ cần tăng cường điều hành và quản lý có hiệu quả Ngân sách nhà nước bằng việc tăng lên các khoản thu hợp lý và điều chỉnh lại các khoản chi phí.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có thêm được cho mình những hiểu biết, kiến thức bổ ích mới. Cảm ơn các bạn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN