Thời hạn của Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân là đến khi nào?

Câu hỏi thời hạn của Chứng Minh Nhân Dân và Căn cước công dân được rất nhiều người lưu tâm và tìm kiếm trong thời gian gần đây. Để biết chính xác thời hạn đó ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thời hạn của Chứng Minh Nhân Dân

Thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) được Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: CMND có thời hạn sử dụng trong 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND duy nhất. Mỗi người sẽ có một số CMND riêng, không ai giống ai. Nếu CMND bị mất hoặc có sự thay đổi thì được làm thủ tục cấp hoặc đổi lại một giấy CMND mới. Tuy nhiên những số ghi trên CMND mới vẫn được giữ đúng theo số ghi trên CMND cũ.

thời hạn của Chứng Minh Nhân Dân

Bên cạnh đó, khoản 2 của Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 có nêu:

Chứng minh nhân dân vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định (15 năm) nếu được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực. Vậy nên, chứng minh nhân dân nếu vẫn còn hạn, công dân không cần thiết phải đổi.

Cho tới nay, chưa có một văn bản nào đưa ra quy định rằng Chứng minh nhân dân 9 số sẽ hết hạn vào ngày 1/7/2021. Trên thực tế, mốc thời gian này là thời điểm mà Bộ Công an sẽ không cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Bộ Công an sẽ chuyển sang quản lý công dân bằng 12 số trên thẻ Căn cước công dân, hay còn gọi là mã định danh. Hơn nữa, 1/7/2021 cũng là thời điểm mà Bộ Công an sẽ hoàn thành cơ bản cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip là mục tiêu của Bộ trước ngày 1/7/2021. Đấy là lý do vì sao vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua, các quận, huyện cấp tốc làm căn cước công dân. Có những địa điểm làm cả ngày lẫn đêm, cả cuối tuần.

Hiện nay, không có văn bản nào quy định rằng 01/7/2021 là ngày hết hạn của Chứng minh nhân dân 9 số. Thực ra, đây là mốc mà Bộ Công an không cấp mới Sổ hộ khẩu giấy. Bộ sẽ chuyển toàn bộ sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân).

Ngày 1/7/2021, Bộ Công an cam kết cơ bản hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì thế, mục tiêu của Bộ Công an là cấp được 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày này.

Một vài trường hợp công dân phải đổi lại Chứng minh nhân dân

Một vài trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân chiếu theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:

  • Chứng minh nhân dân đã hết thời hạn sử dụng (quá 15 năm kể từ ngày được cấp).
  • Chứng minh nhân dân bị hư hỏng, rách, mất chữ, hình ảnh, không còn sử dụng được nữa.
  • Công dân thay đổi tên, họ, tên đệm hoặc ngày tháng năm sinh.
  • Công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Công dân thay đổi các đặc điểm nhận dạng.

Thời hạn của Căn cước công dân mà bạn cần biết

Thời hạn sử dụng Căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, thẻ CCCD bắt buộc phải được đổi. Thẻ CCCD vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo trong trường hợp thẻ CCCD được đổi hoặc cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định đã nêu bên trên.

Các thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân mà bạn cần lưu tâm

thời hạn của Chứng Minh Nhân Dân 1

Bước 1: Điền vào tờ khai Căn cước công dân với đầy đủ thông tin cá nhân. Tờ khai này có thể tìm thấy tại văn phòng Công an cấp huyện, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Nếu không muốn mất thời gian, các bạn có thể tìm tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử của dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2:

  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu và kiểm trả tất cả các thông tin trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong hệ thốngcơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.. Như vậy sẽ xác định được chính xác người cần đổi thẻ.
  • Nộp lại thẻ Căn cước công dân cũ cho cán bộ kiểm tra.
  • Thu nhận vân tay của công dân.
  • Tiến hành chụp ảnh chân dung với phông trắng.

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý đưa giấy hẹn trả thẻ CCCD cho công dân.

Bước 4: Công dân nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Lưu ý: Công dân không phải nộp lệ phí khi đến tuổi phải đổi thẻ căn cước công dân.

Vậy là qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về thời hạn của Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân rồi nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN