Thủ tục thừa kế không có di chúc mà bạn cần biết

Nếu các bạn đang tìm hiểu thông tin về thủ tục thừa kế không có di chúc, bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các khúc mắc của các bạn.

Khi không có di chúc, quy định về thừa kế như thế nào?

Theo luật phân chia tài sản thừa kế không có di chúc sẽ được áp dụng khi ông bà, cha mẹ, vợ chồng qua đời mà KHÔNG để lại di chúc. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, lúc này những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được phân chia đều di sản của người đã mất.

thủ tục thừa kế không có di chúc

Những ai được áp dụng thừa kế theo pháp luật

  • Người đã mất không để lại bất cứ bản di chúc nào.
  • Di chúc của người mất không hợp pháp.
  • Những người thừa kế chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc chết trước.
  • Vào thời điểm mở thừa kế, tổ chức, cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại.
  • Người được chỉ định thừa kế nhưng lại từ chối nhận di sản. Hoặc trường hợp người đó không có quyền hưởng di sản.

Những phần di sản được áp dụng theo luật thừa kế theo pháp luật

  • Những phần di sản không được nhắc tới trong di chúc.
  • Những phần di sản tuy có liên quan đến phần của di chúc nhưng lại không có hiệu lực trước pháp luật.
  • Những phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo như di chúc, tuy nhiên họ từ chối nhận, chết cùng thời điểm hoặc chết trước người lập di chúc

3 hàng thừa kế di sản của người đã mất

Bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự sau đây mà chúng ta có thể biết được những người thừa kế nào theo pháp luật được hưởng thừa kế:

  • Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Những người có quan hệ chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi cha nuôi, con đẻ hoặc con nuôi đối với người đã mất.
  • Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Những người có quan hệ bà ngoại, ông ngoại, bà nội, ông nội, chị ruột, anh ruột, em ruột đối với người đã mất. Trường hợp cháu ruột của người đã mất nhưng người đó phải là ông bà nội hoặc ông bà.
  • Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Những người có quan hệ cụ ngoại/nội của người mất, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người đã mất. Trường hợp cháu ruột của người đã mất nhưng người đó phải là bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột. Trường hợp chắt ruột của người đã mất nhưng người đó phải là cụ nội hoặc cụ ngoại.

Trong cùng hàng thừa kế, những người đó sẽ được nhận phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp những người ở hàng thừa kế thứ nhất mất, bị truất quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì người thừa kế ở hàng thứ hai mới có thể nhận di sản.

Trường hợp thừa kế thế vị

Nếu con ruột của người để lại di sản cùng một thời điểm hoặc chết trước so với người để lại di sản thì người cháu được hưởng những phần di sản mà mẹ hay cha của cháu (nếu còn sống) được hưởng. Nếu cháu cũng chết cùng một thời điểm hoặc chết trước so với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà mẹ hoặc cha của chắt (nếu còn sống) được hưởng.

Sở dĩ có những quy định trên là vì Pháp luật muốn giảm thiểu tranh chấp giữa các bên thừa kế. Bên cạnh đó Pháp luật có thể điều chỉnh rõ ràng hơn việc phân chia tài sản.

thủ tục thừa kế không có di chúc 1

Những điều kiện cần được đáp ứng để nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013, người được nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng được những điều kiện nhận thừa kế sau:

  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
  • Đất thừa kế không có bất cứ tranh chấp nào.
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án quyền sử dụng đất
  • Đất đai thừa kế phải đang trong thời hạn sử dụng.

Thủ tục thừa kế không có di chúc mà bạn cần biết

Đất đai là một bất động sản đặc biệt. Do vậy khi nhận thừa kế đất đai mà không có di chúc, cần tiến hành các bước sau đây:

Bước thứ nhất: Công chứng các văn bản khai nhận di sản thừa kế. Những văn bản đó là giấy chứng minh quyền sử dụng đất và giấy chứng minh quan hệ giữa người được hưởng di sản và người để lại di sản.

Bước thứ hai: Công chứng viên sẽ tiến hành xác minh và kiểm tra. Dựa theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP, công chứng viên thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất.

Bước thứ ba: Tới văn phòng đăng ký đất đai để đăng ký biến động đất đai.

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai trong không quá 30 ngày (tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế).

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, nếu đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai, người nhận di sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ.

Hy vọng các thông tin về thủ tục thừa kế không có di chúc trong bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích đối với các bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN